Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

Đau lưng kinh niên nguyên nhân từ đâu?

Bị bệnh về rối loạn tiêu hóa, bệnh gan, thận, dạ dày,… khiến dây chằng co thắt, cơ hoành không thể thả xuống hết được và không được nghỉ ngơi. Sự quá tải này gây ra các cơn đau lưng kinh niên cho bạn.


Có thể các bạn sẽ không tin nhưng hút thuốc lá thường xuyên chính là nguyên nhân gây ra chứng đau lưng kinh niên. Những người có thói quen sử dụng thuốc lá sẽ bị hoại tử dần các cơ quan nội tạng, xương khớp,….

Hút thuốc lá ngăn cản quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho đĩa đệm ở cột sống, làm ngy cơ đau lưng kinh niên tăng cao.

Đau lưng kinh niên do thiếu canxi


Cơ thể không cung cấp được lượng canxi cần thiết sẽ làm mô xương bị mỏng đi, dần trở nên yếu, dễ bị gãy và chấn thương.

Những người không cung cấp đủ canxi cho xương thì bị đau lưng kinh niên là điều khó tránh khỏi.



Bệnh loãng xương thường gặp ở lứa tuổi trung niên, càng về già bệnh có tỷ lệ tăng lên. Loãng xương khiến xương mềm, xốp, dễ vỡ khi gặp các chấn thương.

Tuổi cao, các cơ quan trong cơ thể lão hóa, xương khớp cũng không ngoại lệ. Tùy theo mỗi người mà độ tuổi lão hóa khác nhau, những người khi còn trẻ làm việc nặng sẽ bị lão hóa sớm hơn người bình thường.

Những người lười vận động, hay làm các công việc ngồi, đứng nhiều sẽ dễ bị bệnh đau lưng kinh niên. Nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, cảnh sát giao thông,… thường bị chứng đau lưng kinh niên chớ nên xem thường. Họ có đặc thù nghề nghiệp ít vận động, nếu không thường xuyên tập thể dục thể thao nữa thì nguy cơ bị đau lưng là rất lớn.

Khi cơ thể có quá nhiều mỡ thừa sẽ gây ra áp lực lớn lên vùng cột sống thắt lưng. Vì thế những người béo phì hay bị bệnh đau lưng, đau mỏi xương khớp, đau cơ,…

Chứng đau lưng kinh niên chớ nên xem thường ở những người bệnh viêm cột sống, viêm thấp khớp, dính khớp,… Những bệnh này thường mang yếu tố di truyền trong gia đình.

Ăn uống nhiều các thực phẩm có lợi cho xương khớp, cho sức khỏe như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, thịt nạc, cá biển,… Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thức ăn ngọt béo, nước ngọt có gas,… Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm

Ăn, uống thêm thực phẩm bổ sung sắt và canxi để cho xương chắc khỏe (sữa bò, sữa chua, súp lơ, tôm, cua, cá, ngao sò, thịt bò,…).

Tránh sử dụng các chất kích thích.

Tập thể dục mỗi ngày là cách phòng bệnh đau lưng và các bệnh xương khớp hiệu quả. Có thể chọn các bài tập vừa sức với bản thân, dành ra 30-60 phút mỗi ngày để tập luyện.

Không mang vác các vật nặng quá sức. Nếu làm công việc ít vận động thì nên đứng lên đi lại vài vòng khi cảm thấy đau mỏi lưng.

Người bị béo phì nên giảm cân bằng cách ăn uống khoa học, thể dục thể thao. Cột sống thắt lưng cũng vì thế mà giảm được áp lực đáng kể.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Hướng điều trị tổn thương dây thần kinh liên sườn

Thực tế đa phần những người bệnh nếu bị đau dây thần kinh liên sườn sẽ đau ở một bên, trái hoặc phải, chỉ có một số trường hợp có nguyên nhân đặc biệt thì bệnh mới biểu hiện ở cả hai bên. Nguyên do gây nên bệnh đau dây thần kinh liên sườn trái nói riêng và đau dây thần kinh liên sườn nói chung


Thoái hóa cột sống: bệnh thường gặp ở người già, cơ thể lão hóa, các dây thần kinh xuất phát từ cột sống cũng dễ bị tổn thương hơn theo thời gian.

Bệnh lý như lao cột sống, ung thư cột sống.

Tổn thương trực tiếp tại khu vực phân bố dây thần kinh liên sườn.

Virus: loại virus phổ biến nhất gây nên chứng đau dây liên sườn trái hoặc phải là virus Herpes Zoster gây bệnh Zona thần kinh.

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn trái hoặc phải


Đau: những cơn đau có thể xuất hiện bất ngờ, theo đợt hoặc dai dẳng âm ỉ. Đau có thể râm ran nhức nhối, có thể như kim châm hoặc đau nhói, đau chói như dao đâm, điện giật. Những cơn đau này có thể lan quan khu vực xương bả vai, cột sống… Đau nhiều hơn khi vận động, đau nhất khi ho, hắt hơi, cười lớn, hít sâu. Đôi khi cơn đau hành hạ bệnh nhân ngay cả khi đang nghỉ ngơi.

Nếu thăm khám sẽ không tìm thấy tổn thương vùng da và tổ chức dưới da (trừ nguyên nhân Zona thần kinh).

Những kết quả cận lâm sàng cũng không có gì đáng chú ý.

Người bệnh chán ăn, mệt mỏi và có thể sốt về chiều.

Nếu nguyên nhân là bệnh Zona thần kinh do virus Herpes Zoster gây ra, bệnh nhân sẽ cảm nhận được những dấu hiệu nhận biết như sau: Ban đầu là một cơn đau rát bùng lên báo hiệu, sau đó một thời gian ngắn, sẽ xuất hiện hàng loạt những mụn nước đỏ và lan nhanh theo phân bố của dây thần kinh liên sườn, gây đau rát và khó chịu.

Sau khi mụn nước vỡ ra và đóng vảy, bong vảy dần, sẽ để lại sẹo lâu dài trên da. Còn lại, những cơn đau âm ỉ dai dẳng đau dây thần kinh liên sườn trái hoặc phải sẽ vẫn đeo bám người bệnh một thời gian khá dài sau đó, có thể đến vài tháng, thậm chí vài năm.


Hướng điều trị cho bệnh đau dây thần kinh liên sườn


Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và những biểu hiện bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có những liệu trình áp dụng cụ thể cho mỗi bệnh nhân. Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm với liều lượng phù hợp là giải pháp tạm thời, thuốc Đông y để điều trị lâu dài là giải pháp an toàn có thể cân nhắc lựa chọn để giải quyết tích cực căn bệnh đau dây thần kinh liên sườn trái hay phải.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ giúp ích cho cuộc sống của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.