Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Các bài thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn

Y học cổ truyền miêu tả chứng đau thần kinh liên sườn nằm trong phạm vi chứng hiếp thống, tức là đau ở mạng sườn, có thể một bên hoặc hai bên. Mạng sườn là nơi kinh túc quyết dương – âm tuần hoàn, vậy nên, Đông y có thể suy ra nhiều mối liên can tới bệnh của Can đởm.


Trị đau dây thần kinh liên sườn bằng Đông y phải được trị bằng nhiều pháp khác nhau. Có một số bài thuốc sau đây, tùy theo mỗi thể lâm sàng mà bốc thuốc.

Bài thuốc 1: Tiếu sài hồ thang gia giảm


Pháp: Hòa giải thiếu dương

Bốc thuốc:
Sài hồ 12g Đăng sâm 12g
Cam thảo 6g Hoàng cầm 8g
Sinh khương 8g Bạch chỉ 12g
Bán hạ chế 6g Chỉ xác 10g
Đại táo 12g Quế chi 8g
Thăng ma 8g Uất kim 8g

Thuốc sắc uống mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 2: Tiêu dao tán gia giảm


Pháp: Sơ can lý khí

Bốc thuốc:
Đan sâm 16g Sinh khương 4g
Bạch truật 12g Uất kim 8g
Thanh bì 8g Bạc hà 6g
Bạc linh 12g Bạch thược 12g
Cam thảo 6g Sài hồ 8g
Hương phụ 6g

Bài thuốc 3: Tuyền phúc hoa thang, hương phụ.


Pháp: thông lạc, hóa đàm, lý khí

Bốc thuốc
Hương phụ 12g Phục linh 20g
Bán hạ chế 20g Ý dĩ 20g
Trần bì 8g Tử lô 12g
Tuyến phúc hoa (bọc lụa) 12g

Bài thuốc 4: Huyết phủ trục ứ thang


Pháp: Hoạt huyết hóa ứ

Bốc thuốc:
Cam thảo 4g Sài hồ 10g
Ngưu tất 16g Cát cánh 8g
Hồng hoa 12g Xích thược 12g
Chỉ xác 12g Đào nhân 12g

Bài thuốc 5: Long đởm tả can thang


Pháp: thanh nhiệt lợi thấp

Bốc thuốc:
Mộc thông 10g Hoang cầm sao 8g
Sinh địa 10g Chi tử (sao rượu) 6g
Đương quy 12g Long đởm thảo 8g
Cam thảo 4g Sài hồ 8g
Sa tiền tử 10g Trạch tả 12g

Như vậy, với Đông y, mỗi thể lâm sàng ta lại có một cách chữa bệnh đau dây thần kinh liên sườn khác nhau, một bài thuốc khác nhau. Tùy theo thể bệnh mà bốc thuốc, tùy theo độ bệnh mà gia giảm dược liệu. Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có chữa khỏi không

Hy vọng những chia sẻ tận tình của các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sức khỏe. Chúc bạn đọc và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Kiến thức chữa đau lưng dùng cây dền gai thế nào?

Cây dền gai chữa đau lưng không còn xa lạ gì đối với mọi người Do đặc tính của cây này có xuất hiện như những cái gai nên được gọi là cây rau dền gai. Cách gọi này cũng là để người dân dễ phân biệt với các loại rau dền xanh và rau dền cơm.


Cây ray dền gai ngoài việc có thể chữa được bệnh đau lưng thì còn chữa được những bệnh liên quan đến đường hô hấp.

Cây rau dền gai cũng rất dễ sống, mọc quang năm và trong rau dền gai chứa nhiều loại vitamin, chất xơ, chất khoáng tốt cho cơ thể.

Đối với những trường hợp bệnh nhân bị đau lưng nhẹ thì có thể sử dụng rau dền gai sắc lên và uống hằng ngày. Có thể sử dụng thay nước lọc. Lưu ý sử dụng phần thân , lá của cây rau dền gai khi còn tươi.

Với những trường hợp bệnh nhân bị đau lưng nặng, không thể vận động thì mọi người cần chuẩn bị:


Lá lốt, cây cỏ xước, tầm gửi, mỗi loại 30g. Chìa vôi 50g. Rau dền gai 30g và 2 lít nước sạch.

Cách làm cho cay cỏ xước, tầm gửi, chìa vôi vào đun với nước trước. Khi sôi mới tiếp tục cho lá lốt và rau dền vào.

Sử dụng uống hằng ngày và nên uống thay thế nước lọc.

Không nên để nước này qua đêm uống mà uống ngày nào nên đun ngày ấy.

Ngoài ra, để điều trị bệnh đau lưng bằng rau dền gai thì người bệnh nên bổ sung vào món ăn hằng ngày. Có thể chế biến bằng nhiều món khác nhau thay đổi như rau dền luộc, rau dền xào,…



Đối với các trường hợp bệnh nhân bị đau lưng nặng hơn và không có dấu hiệu suy giảm thì nên đến gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác về bệnh.

Trên đây là một trong những cách chữa bệnh đau lưng bằng rau dền. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo những phương pháp chữa bệnh đau lưng khác.

Hầu như những phương pháp chữa bệnh đau lưng dân gian đều không hiệu nghiệm ngay như sử dụng thuốc tây. Nhưng ưu điểm của nó là không gây tác dụng phụ và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. 

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2018

Bị tê ngón chân út là nguyên nhân do đâu?

NGÓN CHÂN ÚT CỦA BẠN CẢM THẤY TÊ BÌ MẤT CẢM GIÁC, HIỆN TƯỢNG NÀY KHU TRÚ TẠI MỘT VỊ TRÍ DUY NHẤT HAY CÓ BIỂU HIỆN Ở CẢ NHỮNG KHU VỰC KHÁC? VIỆC XÁC ĐỊNH CỤ THỂ NHỮNG MÔ TẢ CÓ LIÊN QUAN SẼ HỖ TRỢ TÍCH CỰC TRONG VIỆC CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU VÀ KIỂM TRA XÁC ĐỊNH BỆNH.


Tê bì là hiện tượng các dây thần kinh có chức năng cảm giác phân bố tại vị trí đó gặp vấn đề bất thường, khiến cho việc truyền tải nhận biết, thông tin và phản xạ bị ngưng trệ. Điều này trong nhiều trường hợp là khá nguy hiểm, vì sự tê bì mất cảm giác khiến cho vùng da không có cảm nhận về sự đau, sự tác động từ bên ngoài, kể cả là nóng, lạnh, sự tấn công vật lý… Khi đó, sự tổn thương bên ngoài là hoàn toàn có thể xảy ra vì cơ thể không có phản ứng kịp thời để né tránh các tác nhân.

Như đã nói, tê ngón chân út nằm trong triệu chứng tê bì chân tay phổ biến. Chứng tê bì này sẽ xuất hiện ở các khu vực khác như ngón tay, dọc cánh tay, vùng vai gáy, vùng mông hông, đùi, cẳng chân và các ngón chân và cả bộ phận sinh dục. Chứng tê bì thông thường xuất hiện ở một bên cơ thể trong trường hợp dây thần kinh chi phối tại các khu vực bị chèn ép.

Trường hợp tê ngón chân út rất có thể rơi vào trường hợp dây thần kinh tọa bị chèn ép. Đây là dây thần kinh lớn nhất cơ thể, chạy từ đoạn sống thắt lưng xuống đến ngón chân, đi qua vùng mông, hông và sau đùi, cẳng chân. Nếu như dây thần kinh tọa bị tổn thương, việc tạo ra những cơn đau và tê bì dọc theo đường phân bố của nó là hoàn toàn có thể xảy ra. Thoát vị đĩa đệm có chữa được không

Lưu ý, nếu như hiện tượng tê ngón chân út có đi kèm các biểu hiện của chứng đau dây thần kinh tọa đã kể trên, bệnh nhân cần đi khám chữa phát hiện bệnh trong thời gian sớm nhất, vì nếu đã tiến triển đến triệu chứng tê bì, bệnh đã chuyển sang giai đoạn khá nguy hiểm. Nguyên nhân phổ biến nhất là những bệnh xương khớp tại khu vực cột sống thắt lưng gây sự chèn ép lên dây thần kinh và biến chứng, đó có thể là khối thoát vị trong bệnh thoát vị đĩa đệm, hoặc gai cột sống…



Sự lưu thông của mạch máu, dây thần kinh không đều, bị tắc nghẽn. Điều này có thể xảy ra do tư thế cố định quá lâu (ngồi xổm, đi giày cao gót…), lao động nặng nhọc…

Sự nhiễm lạnh cũng khiến sức đề kháng suy giảm và gây rối loạn chức năng cảm giác của dây thần kinh.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc Tây đang sử dụng.

Bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, chấn thương, viêm khớp tại chính khớp ngón chân út…

Bệnh lý dây thần kinh: viêm đa rễ thần kinh, viêm đa dây thần kinh.

Bệnh lý rối loạn chuyển hóa: béo phì, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu…

Thiếu chất: vitamin nhóm B (B1, B6, B12), canxi, kali, magie, photpho…

Nhiễm trùng: các vi khuẩn, virus gây bệnh lao, thương hàn, phong, viris Herpes Zoster…

Nhiễm độc: hóa chất độc hại, kim loại nặng (thủy ngân, chì…).

Nhìn chung, hiện tượng tê ngón chân út sẽ thường gặp ở những đối tượng như sau: giới văn phòng ít hoạt động, người làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp (phòng đông lạnh, điều hòa nhiệt độ thấp), người lao động nặng, người phải đứng lâu, mang giày cao gót, người hay hoạt động chân như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá…

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

Chữa zona thần kinh đơn giản tại nhà

Mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương. Tránh những tiếp xúc da-da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bị bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch.


Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và chữa trị bệnh zona thần kinh tại nhà có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.

Thuốc giảm đau đôi khi cũng cần thiết.


Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7 - 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.


Dùng thuốc


Một vài bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của Zona như đau. Một vài thuốc giảm đau được sử dụng, chẳng hạn như acetaminophen (Tylenol), và ibuprofen (Advil) hoặc thuốc giảm đau tricyclic, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh sau tổn thương (PHN - Postherpetic neuralgia). Đau dây thần kinh sau tổn thương là những cơn đau kéo dài ở một số người ngay cả sau khi sang thương đã biến mất.



Thuốc kháng vi-rút, như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir), có thể là giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả đau dây thần kinh sau tổn thương. Cần phải bắt đầu sử dụng những loại thuốc này trong giai đoạn sớm của bệnh mới có hiệu quả. Bác sĩ sẽ quyết định bạn cần sử dụng loại thuốc nào.

Đôi khi, corticoid tại chỗ có thể được dùng để giảm viêm. Các thuốc dùng tại chỗ có thể được sử dụng để làm giảm đau và ngừa nhiễm trùng.

Hy vọng những kiến thức được cung cấp qua bài viết có thể giúp bạn đọc nhiều hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Chúc bạn vui khỏe.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Viêm dây thần kinh cánh tay phải làm gì?

Trong quá trình sinh hoạt hay làm việc người bệnh có thể bị chấn thương các vùng vai khiến cho xương đòn bị rạn, gãy..... gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dân thần kinh cánh tay và có thể dẫn tới viêm dây thần kinh cánh tay phải


Viêm dây thần kinh cánh tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, tuy nhiên phải kể đến một số nguyên nhân chính sau đây:


Thoát vị đĩa đệm cột sống, viêm đốt sống cổ làm cho dịch chèn ra ngoài và chèn vào dây thần kinh cánh tay, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm dây thần kinh cánh tay.

Tuổi tác là một nguyên nhân rất lớn và có thể làm đau bất cứ dây thần kinh nào trong đó hoàn toàn có thể gây đau dây thần kinh cánh tay. Tay liên tục phải làm việc cho dù người bệnh tuổi tác có cao nên đây là một nguyên nhân khá phổ biến.

Liệt thứ phát sau can thiệp phẫu thuật chi trên cũng là một nguyên nhân hoàn toàn có thể gây ra bệnh viêm dây thần kinh cánh tay.

Bệnh viêm dây thần kinh cánh tay ban đầu có những biểu hiện khá đơn giản như đau cánh tay một vài chỗ, lâu ngày những cơn đau sẽ đến nhiều hơn với tần suất nhanh hơn và đau hơn, các cơn đau chạy dọc theo cánh tay, nhức nhối và khó chịu bên tay đau.

Tay bị đau khi làm việc hoặc cầm các đồ vật nặng.

Lâu dần,tay đau sẽ bị đau và cứng khi vận động, tay cử động khó khăn và bất tiện trong quá trình sinh hoạt, cũng như làm việc.

Khi bệnh chuyển nặng, tay đau có thể bị thoái hóa khớp, teo và liệt nếu không kịp thời điều trị.



Trước khi điều trị bệnh đau dây thần kinh cánh tay, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám tình trạng bệnh của mình. Khi biết rõ tình trạng bệnh mới có thể đưa ra được phương pháp điều trị bệnh phù hợp nhất.  Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tia Laser

Châm cứu là phương pháp chữa bệnh theo Y học cổ truyền và cũng mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Khi sử dụng phương pháp châm cứu, các mạch máu nhanh chóng được lưu thông, khí huyết được di chuyển liên tục, giảm đau, mang đến sự dễ chịu cho người bệnh. Khi bị bệnh viêm dây thần kinh cánh tay nếu liên tục thực hiện phương pháp châm cứu sẽ nhanh chóng chữa dứt điểm bệnh.

Uống thuốc giảm đau giúp người bệnh đẩy lùi các cơn đau một cách nhanh chóng, tuy nhiên sử dụng thuốc giảm đau phải tuân theo hướng dẫn của bác sỹ nếu không dễ bị ảnh hưởng tới gan, thận, hệ tiêu hóa… Hơn nữa, thuốc giảm đau chỉ mang tính chất hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể điều trị dứt điểm bệnh, người bệnh nên phối hợp sử dụng các phương pháp cùng hỗ trợ.

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.Viêm dây thần kinh cánh tay.

Các căn bệnh xương khớp ở trẻ nhỏ nên lưu ý

Các bậc cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị một số vết thương ở xương khớp như các khớp gối, háng, hay cột sống dai dẳng, bởi hệ thống xương khớp của trẻ có thể bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, có thể ngay lúc đó bệnh không để tác hại lại ngay mà bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm về sau. Nên xem xét một số một về xương khớp dưới đây để bố mẹ có thể biết mà tránh cho con cái.


1. Biến dạng cột sống


Đối với trẻ em nếu không được uốn nắn từ khi còn nhỏ thì dễ gặp phải sai lầm về sau. Một thực trạng đang thấy về bệnh xương khớp ở trẻ em  đó chính là cong vẹo cột sống, bệnh này thường xảy ra trong độ tuổi cắp sách tới trường và chủ yếu là do trẻ ngồi học không đúng tư thế, Nguyên nhân có thể do trẻ đeo ba lô quá nặng, ngồi học không đúng tư thế…Biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện như đi lệch về một bên, ngồi xiên xẹo, thường xuyên nhức mỏi lưng.

Cha mẹ nên quan tâm đến tư thế ngồi học của con và không cho chúng mang vác quá nhiều đồ nặng trên vai tránh trẻ bị biến dạng cột sống, tạo dáng đi xấu sau này. Trẻ bị biến dạng cột sống có thể sẽ phải nẹp đai cột sống để lấy lại dáng lưng thẳng.

2. Đau cơ xương phát triển


Đây là loại bệnh xương khớp hay gặp ở trẻ, vì trẻ con rất hiếu động nên việc chạy nhảy, nên trẻ không thể tránh khỏi một số tổn thương tới xương khớp.Trẻ từ 12 đến 16 tuổi cũng thường xuyên mắc bệnh Osgood-Schlatter gây sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè, do vận động khớp quá mức.

Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ dây chằng rộng gắn vào. Dấu hiệu đặc trưng gồm căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động. Các bậc phụ huynh cần chú ý tới trẻ


3. Thấp khớp


Bệnh thấp khớp thường xảy ra vào mùa đông hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết, Đối với trẻ em khi mắc bệnh này thường biểu hiện bằng viêm họng đỏ cấp tính, sốt và đau họng, Sau 7-10 ngày bệnh nhân có thể sốt cao, mệt mỏi, xanh xao, sưng, nóng đỏ và đau các khớp lớn như khớp vai, háng… kéo dài chừng 5-7 ngày rồi khỏi, không để lại di chứng gì.

Khi đã có chẩn đoán thấp khớp cấp, trẻ phải được điều trị phòng thấp để ngăn chặn sự tái phát và tránh tổn thương tim mạch.

Đối với trẻ em cần có các biện pháp điều trị bệnh một cách hợp lý trước khi bệnh gây nên hậu quả xấu ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Cách tốt nhất là nên phòng tránh cho trẻ trước những nguy cơ có thể gây bệnh cho trẻ, vì đặc trưng của các bệnh về xương khớp thường rất khó chữa trị.

Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ sẽ giúp bạn có những kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình được tốt hơn. Chúc bạn luôn vui vẻ và mạnh khỏe.

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Bị đau lưng tập thể dục có sao không?

Nếu một người bị đau lưng có nên tập thể dục dù đã nghỉ ngơi như hướng dẫn thì lưng họ vẫn đau và không thấy sự tiến triển nào. Bởi vì các cơ lưng của họ ngày càng già yếu đi khi họ không chịu vận động mà cứ nằm nguyên một chỗ như vậy. Thẳng thắn mà nói thì nghỉ ngơi chỉ làm tình trạng đau lưng thêm tồi tệ.


Bệnh nhân bị bệnh đau lưng mạn tính được chia thành 4 nhóm và được theo dõi liên tục trong 16 tuần. Một nhóm không luyện tập gì cả trong khi các nhóm khác thì sẽ có các bài tập với thời lượng lần lượt là 2, 3 và 4 ngày/tuần. Mức độ đau giảm 28% ở nhóm luyện tập 4 ngày/tuần, 18% ở nhóm 3 ngày/tuần và 14% ở nhóm 2 ngày/tuần. Về chất lượng sống, tùy theo mức độ luyện tập mà tăng 28%, 22% và 16%. Trong khi nhóm không tập luyện gì thì chẳng có bất cứ sự thay đổi nào.

Tập luyện thể dục chữa bệnh đau lưng là biện pháp dễ thực hiện nhưng đòi hỏi sự quyết tâm, kiên trì tập luyện theo sự chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc.

Tập luyện phải theo nguyên tắc là thong thả, nhẹ nhàng, không gây đau. Tập đúng động tác, kết hợp thở sâu, nhịp nhàng, nâng dần cường độ để tăng tính linh hoạt của cột sống, sức mạnh của các khối cơ và dây chằng ở vùng lưng, tạo sự cân bằng các tư thế cột sống, giảm dần cảm giác đau.



Giai đoạn đầu, có thể kết hợp dùng thuốc giảm đau, sau đó bỏ thuốc, chỉ kết hợp tập luyện và xoa bóp.

Thời gian đầu, tập các bài kéo giãn và tăng độ linh hoạt của các khớp cột sống; sau khi cảm giác đau giảm hay biến mất thì tập các bài củng cố cơ và dây chằng ở vùng lưng. Thoát vị đĩa đệm có cần phẫu thuật không

Sau một thời gian tập các bài tập thể dục chữa bệnh thường xuyên, sức khỏe đã có sự cải thiện nhất định, triệu chứng đau lưng giảm nhiều thì có thể kết hợp với tập bơi, đi bộ nhanh hay đi bộ nhanh kết hợp luân phiên chạy bước nhỏ.

Trong đó, tập bơi là phương pháp tập luyện phù hợp nhất vì ở những người đau thắt lưng do bệnh lý, việc tập đi bộ nhanh hay chạy bước nhỏ làm gia tăng gánh nặng đối với các khớp và có thể làm cho tình trạng bệnh lý ở các khớp cột sống trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ dành cho những bệnh nhân bị đau lưng mãn. Những người này có biểu hiện bệnh rất rõ ràng nên thường phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, thường là nghỉ ngơi và xoa bóp vật lý trị liệu.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Vitamin D

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

Cung cấp vitamin D cho trẻ thế nào là hợp lý?

Vitamin D có vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ xương khớp. Vitamin D có tác dụng tăng cường hấp thụ bổ sung canxi cho trẻ bị còi xương ở ruột và tham gia vào quá trình tái tạo hệ xương khớp chắc khỏe. Khi trẻ bị thiếu vitamin D có thể làm suy giảm sự hấp thu canxi và dẫn đến hạ canxi máu, rối loạn quá trình khoáng hóa xương.


Trẻ bị thiếu vitamin D và canxi xó nguy cơ bị còi xương rất cao với các biểu hiện sau đây:


Trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình và đổ mồ hôi trộm.

Có hiện tượng rụng tóc vành khăn sau gáy.

Trẻ bị co giật do hạ canxi máu trong trường hợp còi xương cấp tính.

Chậm mọc răng, chậm biết lẫy, bò, đi, đứng.

Trẻ có một số biểu hiện ở xương như thóp rộng với bờ thóp mềm, trán dô, đầu bẹp cá trê…

Trẻ bị còi xương nặng thường xuất hiện các di chứng dô ức gà, chân cong chữ X, chữ O, vòng cổ tay cổ chân…



Ngoài chế độ ăn uống hàng ngày, trẻ từ lúc nhỏ đến 14 tuổi vẫn cần được uống sữa để bổ sung canxi và tăng chiều cao. Đối với những trẻ bị còi xương thì việc cho trẻ uống sữa để bổ sung các dưỡng chất cần thiết là vô cùng quan trọng.

Cha mẹ nên cho trẻ uống sữa chứa nhiều vitamin D và canxi để nuôi dưỡng hệ xương khớp hiệu quả hơn. Các vị phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hay bác sĩ nhi khoa để được cho lời khuyên tốt nhất về các loại sữa cho bé, cũng như liều lượng sữa cần bổ sung mỗi ngày.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như gan, cá, thịt, tôm, cua, trứng, sữa, ngũ cốc, rau xanh và các loại quả chín vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Đồng thời cho bé tắm nắng từ 10-15 phút trước 8 giờ sáng mỗi ngày để hấp thu vitamin D và tổng hợp canxi tốt hơn.

Hy vọng rằng những kiến thức được bác sĩ chia sẻ có thể giúp ích cho bạn nhé. Chúc bạn luôn vui khỏe và hạnh phúc cùng người thân.

Xem thêm: